Vì sao phải đốt mặt trong thùng rượu gỗ sồi?
Thùng Gỗ Sồi nhập khẩu Nga D.CHEERY®

Vì sao phải đốt mặt trong thùng rượu gỗ sồi?

13 tháng 07 2023
Miss Hạnh

Thùng gỗ sồi giúp rượu ngâm có được mùi vị thơm ngon, màu sắc bắt mắt đồng thời tạo ra hương vị phong phú và đặc sắc, giúp bảo quản lưu trữ rượu trong thời gian dài. Vậy điều gì đã khiến Thùng gỗ sồi sở hữu nhiều công dụng hữu ích như vậy? Hãy cùng D.CHEERY tìm hiểu chi tiết nhé!

Nguồn gốc của việc ngâm ủ rượu bằng thùng gỗ sồi

Thùng gỗ sồi là trái tim của sản xuất rượu vang trong nhiều thế kỷ. Nó đã trở thành phương tiện phổ biến để lên men và ủ rượu khi người ta dần phát hiện những ảnh hưởng thú vị của gỗ sồi lên rượu, đâu đó vào những năm 350 TCN dưới thời đế chế Romans và La Mã. Tuy nhiên, việc sử dụng thùng gỗ sồi đặc biệt trong việc ngâm rượu đã phát triển từ thời kỳ Trung Cổ tại các vùng nổi tiếng sản xuất rượu nổi tiếng như Pháp, Tây Ban Nha và Ý.
Trong quá trình ngâm rượu, thùng gỗ sồi cung cấp một số lợi ích đặc biệt. Gỗ sồi có tính chất cấu trúc và hương vị riêng, và khi rượu tiếp xúc với các phần tử gỗ như tannin, lignin và các hợp chất khác trong thùng, nó có thể ảnh hưởng đến màu sắc, vị trí và hương vị của rượu. Ngoài ra, gỗ sồi còn giúp cân bằng sự tương tác giữa rượu và không khí thông qua quá trình thở của thùng, cho phép rượu tiếp xúc với một lượng nhỏ oxy và các hợp chất khác trong không khí. Quá trình này có thể làm mịn hơn và làm phát triển các hương vị và mùi hương phức tạp trong rượu.

Tại sao cần phải đốt mặt trong của Thùng gỗ sồi ?

  • Khái niệm

Có 2 phương pháp đốt tiêu chuẩn trên thế giới là nướng và đốt cháy than.
- Nướng: Là phương pháp cách sử dụng bức xạ nhiệt của ngọn lửa trần trong thời gian dài, nhiệt thẩm thấu sâu trong các thớ gỗ giúp lấy được nhiều chất dinh dưỡng từ trong gỗ sồi hơn. Rượu ngâm ủ có màu sắc nhạt hơn so với phương pháp đốt cháy than nhưng bù lại đậm đà hương vị hơn. 
- Đốt cháy than: Là phương pháp cho thùng gỗ sồi tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa trần mạnh trong thời gian ngắn, tạo một lớp than hoạt tính có tác dụng lọc rượu. Rượu ngâm ủ có màu sắc nhiều đẹp hơn tuy nhiên một số hương vị sẽ bị mất đi.
  • Tác dụng của việc đốt mặt trong thùng

- Giúp thùng cố định phom
Các thanh gỗ sồi ban đầu sẽ có hình dạng thẳng, trong quá trình lắp các nan sẽ phải uốn cong hai đầu thanh gỗ để hình thành phom thùng. Điều này sẽ tạo ra một lực dư làm các thanh gỗ luôn có xu hướng thẳng lại. Thêm nữa, trong quá trình ngâm rượu, chất lỏng khiến gỗ giãn nở ra, cộng thêm lực dư nữa nên sẽ khiến thùng gỗ dễ bị nứt vỡ và rò rỉ.
Để xử lí hiện tượng này, người thợ gia công sẽ thêm một công đoạn là đốt mặt trong của thùng kết hợp với việc phun nước bên bề ngoài để loại bỏ lực dư này, từ đó giúp phom thùng chắc chắc và bền hơn, hạn chế được tối đa tình trạng nứt, vỡ thùng.
- Tạo màu sắc cho rượu
Việc đốt mặt trong thùng sẽ tạo ra 1 lớp than đen bên trong, khi rượu được ngâm thì sẽ có được màu sắc hổ phách rất đẹp mắt.
- Tạo hương vị cho rượu

Quá trình đốt mặt trong thùng gỗ sồi không chỉ giúp cố định phom thùng mà còn ảnh hưởng đến hương vị của rượu. Khi gỗ sồi bị đốt, các hợp chất hữu cơ như LIGNIN và các chất TANNIN có trong gỗ sẽ tạo ra các hợp chất mùi và vị đặc trưng, góp phần quan trọng tạo nên hương vị phức tạp và độc đáo trong rượu.

Có thể kể đến hương gồm các mùi như vani, hổ phách, quế hồi, hạnh nhân, và các loại gia vị khác, thường xuất hiện trong rượu ủ trong thùng gỗ sồi.
- Tạo mùi vị cho rượu
Hợp chất HEMICELLULOSE trong qúa trình đốt mặt trong thùng gỗ sồi sẽ chuyển hóa thành đường (còn gọi là quá trình caramel hóa). Trong quá trình ngâm ủ, hợp chất này sẽ hòa trộn vào rượu ban đầu ta đem ngâm ủ tạo nên phức hợp rượu đặc trưng chỉ có ở thùng gỗ sồi.
- Hạn chế các các độc hại
Bên cạnh việc giúp khí độc Andehit bay hơi tốt hơn qua các nan gỗ làm rượu uống êm và an toàn hơn thì lớp Carbon hoạt tính được hình thành sau khi đốt ở mặt trong của thùng có khả năng lọc, loại bỏ lưu huỳnh ra khỏi rượu.

Mức độ đốt cháy mặt trong của thùng gỗ sồi ảnh hưởng thế nào đến chất lượng rượu ngâm?

  • Đốt nhẹ: Rượu có màu vàng nhạt óng ánh với hương vị vanilla, hương thảo mộc nhẹ như quế và thảo quả, caramel.
  • Đốt vừa: Rượu sẽ có màu đậm hơn chút kết hợp với hương vị caramel, mật ong, vani, cà phê hay bánh mỳ nướng.
  • Đốt kỹ: Rượu lúc này sẽ có màu đậm ngả nâu với vị khói smoky, hương cà phê và hương thảo mộc mạnh và xen lẫn vị cay nồng.

Tóm lại: Mỗi mức độ đốt cháy sẽ tạo ra một hương vị và mùi thơm đặc trưng, và sự cân nhắc kỹ lưỡng trong việc chọn lựa mức độ đốt cháy sẽ giúp tạo ra một kết quả phù hợp với mong muốn của người ủ rượu.

Xem thêm: Thùng rượu gỗ sồi nhập khẩu Nga D.CHEERY

______________________________________

THÙNG RƯỢU GỖ SỒI NGA D.CHEERY - GIÚP BẠN CÓ RƯỢU TÂY TỪ RƯỢU VIỆT

Hotline: 0934 262 323

Hầm Rượu D.CHEERY L1 24B TTTM Vincom Hạ Long. TP Hạ Long. Tỉnh Quảng Ninh

 

Viết bình luận của bạn
Bình luận (1)
binh-luan

Trần Khắc Ba Trả lời

22/07/2024

Đã hiểu. Vậy có nghĩa là thùng càng được đốt mạnh trong lòng sẽ tạo màu càng đậm cho rượu, còn thùng nướng thường màu sẽ nhạt hơn!

Tin liên quan